Đây là một thuật ngữ bạn nghe rất là lạ trong trading. Nhưng mình cũng không biết nên đặc tên là gì, chỉ là mình hay dùng nó để xem xét cấu trúc thị trường (hoặc có thể gọi là trạng thái thị trường) đang ở hình thái như thế nào.
Chỉ Báo Này Đã Được Đổi Tên :
SÓNG DAO ĐỘNG
Nội Dung và Kiến Thức của chỉ báo này là hỗ trợ anh em KhuVuc51 (K51).
Mục Lục Bài Viết :
Những Lưu Ý Quan Trọng Chỉ Báo CauTrucGia
Thú Vị Của Chỉ Báo
Cái thú vị của chỉ báo này mà mình ưng ý nhất là có sử dụng lý thuyết của Elliot và Wyckoff.
- Elliot : phân biệt sóng hồi và sóng chính
- Wyckoff : áp dụng quy tắc 3 của Wyckoff là NỔ LỰC VÀ KẾT QUẢ.
Chỉ Báo Cực Kỳ Phức Tạp
Nó thật sự rất rất phức tạp, và có rất rất nhiều tình huống, nên chỉ bài hướng dẫn này không thì không đủ để bạn hiểu về nó.
Nhưng đây là chỉ báo có thể sử dụng trên đa dạng tài sản giao dịch như : gold, forex, crypto, stock, ….. Vì nó chủ yếu là cấu trúc của đường giá nên chỉ cần giá thôi là đủ.
Nhưng nó rất là thú vị khi bạn tìm hiểu về nó.
Ngoài những hướng dẫn mình hay áp dụng chia sẽ thực tế để bạn đọc và hiểu thêm. Thì mình còn xây dựng hẳn 1 bộ chỉ báo tín hiệu hỗ trợ cho việc phân tích Cấu Trúc Giá.
Mục tiêu của chỉ báo
- Biết được trạng thái của thị trường để ưu tiên vào lệnh SELL hay BUY. Dùng 2 đường MainLine + SuperLine để nhận định.
- Sau khi biết nên ưu tiên lệnh nào, thì nó còn giúp ta biết khi nào nên vào lệnh, khi nào thoát lệnh hay chốt lệnh. Dùng đường SupportLine chờ thời điểm vào lệnh và thoát lệnh.
Lưu ý khi dùng
- Chỉ báo không giúp ta biết vị trí vào lệnh cụ thể. Nó chỉ cho ta biết thời điểm thôi, ví dụ như khi chỉ báo cho ta biết có thể vào lệnh BUY, thì bạn phải dùng các công cụ khác như : kháng cự hỗ trợ, kệnh giá, FIBO, Orderbook, đường MA, Price Action, …. để tìm vị trí vào lệnh BUY cho phù hợp và tối ưu.
- Đừng coi trọng chỉ báo nào cả, nó chỉ hỗ trợ thôi. bạn đừng có lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào chỉ báo, thả lỏng ra. Khi bạn xác định thị trường hôm nay là phe BÒ hay GẤU. Nếu là phe BÒ, bạn tìm kiếm vùng hỗ trợ cho giá tăng, và lúc này bạn mới xem qua CauTrucGia là để biết khi nào có thể vào lệnh, nên chờ hay vào luôn, ….
Nên dùng biểu đồ giá nào phù hợp ???
- Daily : cho ta biết giao dịch trong tháng. (mỗi ngày xem 1 lần)
- H4 : cho ta biết giao dịch trong tuần. (mỗi phiên giao dịch xem 1 lần)
- 15M : cho ta biết giao dịch trong ngày. (Thường xuyên giao dịch trong ngày)
Hướng Dẫn Chỉ Báo CauTrucGia
Nó cũng giống như là chỉ báo dao động mà anh em hay dùng trên MT4-5 như là : RSI, MACD, CCI, STOCH, ADX, …, nhưng mình đã tùy biến lại cho nó có mức độ tương quan với thị trường hơn.
Mình không nói nó tốt hơn, hay tỉ lệ win cao hơn, mà chỉ đơn giản là nó giúp mình review thị trường nhanh hơn, thể hiện dòng chảy của giá là còn đang mạnh hay yếu, sắp bị thay đổi dòng chảy hay vẫn giữ nguyên và tiếp tục.
Chỉ báo Cấu Trúc Giá gồm 3 đường :
- Support Line – Màu xám
- Main Line – Màu đỏ
- Super Line – Màu xanh
=> Sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 đường MainLine + SuperLine cho ta nhận định hình thái của thị trường lúc đó với khung thời gian tương ứng (15M, H1, H4, Daily, …)
=> Còn đường Support Line là đường hỗ trợ để trader giao dịch trên trạng thái thị trường đã được xác định bởi MainLine + SuperLine.
Mô Phỏng Bằng Vận Động Viên
Để có thể hiểu rõ hơn về chỉ báo này thì mình sẽ mô phỏng đường giá như là một vận động viên, thì :
- Super Line : là trạng thái hiện tại của vận động viên
- Main Line : là chỉ số sức lực của vận động viên dựa trên trạng thái SuperLine.
- Support Line : là chỉ số nhịp thở của vận động viên hỗ trợ sức lực MainLine
Sự kết hợp giữa nhịp thở và sức lực sẽ cho ta biết được vận động viên đó còn chạy được bao xa, thời điểm nào sẽ bị đuối và ngừng, hay thời điểm nào chỉ là chậm nhịp để lấy sức, …
Thang Điểm Của Chỉ Báo Cấu Trúc Giá
Cũng giống như các chỉ báo dao động khác, sẽ là phạm vi dao động từ 0-100. Nhưng mình dùng câu chữ thang điểm để lúc viết bài chia sẽ dễ nói đến hơn :
- 0 – 20 : Yếu
- 20 – 40 : Hơi Yếu
- 40 – 60 : Cân Bằng
- 60 – 80 : Hơi Khỏe
- 80 – 10 : Khỏe
Thường độ mạnh yếu thang điểm chủ yếu là áp dụng cho SuperLine.
Đọc Vị Trạng Thái Thị Trường Thông Qua Cấu Trúc Giá
Xem ví dụ bài chia sẽ : https://kgold.io/phan-tich-cau-truc-gia-cua-thi-truong-gold.html
Xem ví dụ thực tế đọc vị giá GOLD hiện tại lúc viết bài :
Giao Dịch Với Cấu Trúc Giá
Như mình đã nói là mình đã có xây dựng bộ tín hiệu và thư viện lời khuyên trong quá trình giao dịch với CauTrucGia trên TradingView. Nếu bạn là thành viên K51, bạn sẽ có bộ này.
Nhưng bộ tín hiệu và hỗ trợ này chưa hoàn toàn chứa đựng đầy đủ tính chất của chỉ báo. Nó chỉ hỗ trợ khi bạn chưa hiểu về chỉ báo, đến khi bạn hiểu rồi thì có thể áp dụng kỹ thuật cao hơn mà chỉ báo không thể nào bắt signal được.
Hoặc thậm chí nếu bạn đã hiểu rồi, bạn có thể tìm được tín hiệu sớm hơn thế nữa.
Vì vậy hãy xem qua các tính chất giao dịch của chỉ báo bên dưới.
Như Một Chỉ Báo Dao Động
Áp dụng cho đường Support Line và đường Main Line.
- Đó là khi đường line ở trên 80 thì có xu hướng giảm về
- Đường line ở dưới 20 thì có xu hướng tăng lên.
Đây là cách dùng rất chi là đơn giản luôn.
Giao Dịch với Hỗ Trợ Và Kháng Cự
Chỉ áp dụng HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ cho đường MainLine.
Giao Dịch với Phân Kỳ
Chỉ áp dụng cho đường SuperLine, đôi khi MainLine cũng có nhưng khó nhận ra.
Main Line và Support Line
Mình nhắc lại lần nữa là đầu tiên bạn phải tập trung vào Main Line và Super Line để biết trạng thái của vận động viên đang mạnh, yếu hay cân bằng. Rồi sau đó mới tiếp tục xem qua Support Line.
Mục đích của Support Line hỗ trợ đường Main Line để phân biệt trạng thái :
- Khi nào thì đảo chiều xu hướng
- Khi nào là tiếp tục xu hướng
Như mình nói ở trên Main Line cũng như RSI, khi đi vào vùng > 80 hay < 20 thì sẽ có khả năng đảo chiều hay tiếp tục xu hướng mạnh mẽ hơn.
Vậy để phát hiện ra trường hợp này ta nhờ sự hỗ trợ của Support Line.
Áp Dụng Quy Tắc 3 của Wyckoff : NỔ LỰC & KẾT QUẢ
Mình nói lại : Nếu Main Line là sức lực của vận động viên, thì Support Line là nhịp thở.
Sự NỔ LỰC của nhịp thở có mang lại KẾT QUẢ cho sức lực vận động viên hay không.
Vẫn là ví dụ bên trên nhưng góc nhìn khác :
Hiện mình chưa có chart nào có ví dụ cụ thể việc NỔ LỰC thành công và KẾT QUẢ là tăng mạnh tiếp hoặc giảm mạnh tiếp.
Áp Dụng Sóng Elliot
Nó không phải là dùng để đếm sóng ABC hay 12345 gì đó, mà chủ yếu là xác định sóng hồi, để ta biết được khi nào chờ cho đến khi vào lệnh giao dịch được.
Cũng là ví dụ bên trên nhưng góc nhìn Elliot sóng hồi.
Khi Support Line và Main Line Đi Chung
Cũng vẫn là ví dụ bên trên nhưng góc nhìn lại khác hơn nữa. Phê chưa.
Tạm thời đến đây thôi … !!
Mình sẽ viết thêm sau các ví dụ cụ thể.
Mình là Admin của #Kgold. Chia sẽ về thị trường và góc nhìn của mình với cộng đồng. Mình thích phân tích dữ liệu và những tín hiệu thị trường liên quan, có kỹ năng về lập trình nên phát triển các công cụ chỉ báo để sử dụng trong quá trình giao dịch và đầu tư mang lại hiệu quả hơn.