Cha Đẻ Của Mô Hình Nến Nhật Là Ai ?

Người nhật là người đầu tiên sử dụng phân tích kỹ thuật ứng dụng vào thị trường lúa gạo đầu tiên trên thế giới trong nhưng năm 1600s. Điều thú vị là sự ra đời của thị trường gạo future của nhật là hậu quả tất yếu của quân sự. Sau một thế kỷ nội chiến giữa các Daimyo (các lãnh chúa phong kiến), tướng Tokugawa Ieyasu(người cai trị Edo), chiến thắng trận chiến nổi tiếng ở Sekihara năm 1600 đã thống nhất toàn bộ Nhật Bản. Tokugawa sau đó đã trở thành Shogun, sau chiến thắng trước các lãnh chúa Daimyo, tướng Tokugawa đã khéo léo yêu cầu tất cả lãnh chúa sống trong Edo cùng với gia đình của họ. Nếu các lãnh chúa bỏ đi gia đình của họ sẽ bị bắt làm con tin. Nguồn thu nhập chính của các lãnh chúa là gạo và họ bị thu thuế như những người nông dân, vì gạo không thể vận chuyển từ tỉnh của các lãnh chúa lên tới Edo nên họ đã thành lập kho hàng ở Osaka để dự trữ gạo.

Bởi hầu hết các lãnh chúa có thế lực đều tập trung ở Edo, nên họ luôn cạnh tranh và vượt mặt nhau bằng những trang phục xa hoa mắc tiền và những ngôi biệt thự. Vì thế thời điểm đó có một câu nói rất nổi tiếng ” Những người Edo sẽ không giữ thu nhập của họ qua đêm”. Để duy trì lối sống này, các lãnh chúa bán gạo từ kho hàng của họ ở Osaka, thậm chí họ còn bán cả gạo từ mùa tới, các nhà kho sẽ cấp biên nhận cho hợp đồng này. Chúng được gọi là hợp đồng gạo rỗng, từ khi gạo không phải là vật thể chất sở hữu của bất kỳ ai chúng được bán ở thị trường thứ cấp. Đây là tiền đề cho sự hình thành thị trường kỳ hạn đầu tiên trên thế giới.

Kinh doanh gạo tương lai tạo ra nhiều lợi nhuận từ việc đầu cơ và phân tích kỹ thuật của Nhật ra đời. Nổi tiếng nhất là thương nhân Homma (ông tổ của phân tích kỹ thuật). Homma giao dịch thị trường gạo tương lai từ những năm 1700s, ông ta nhận ra rằng mặc dù có đường dây liên kết giữa cung và cầu của thị trường gạo nhưng thị trường lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc của các thương nhân. Ông lý luận rằng nghiên cứu nghiên cứu tâm lý thị trường có thể dự đoán được hướng đi cho giá gạo. Nói cách khác rằng ông đã nhận ra sự khác biệt giữa giá trị và giá gạo. Sự khác biệt giữa giá trị và giá cả rất tương đồng với cố phiếu , trái phiếu, tiền tệ ngày nay.

Nến nhật được ra đời, nó còn có tên khác là Sakata, Homma đã cẩn thận ghi chép lại giá gạo diễn biến ra từng ngày bằng nến, và ông nhận ra rằng có một sự lặp đi lặp lại đáng kinh ngạc khi nhìn vào lịch sử ghi chép của ông. Từ đó ông có thể dự đoán giá gạo trong tương lại để tích trữ hàng, nến nhật làm ông có lợi thế rất nhiều so với các thương nhân thời đó.

Những bí quyết giao dịch này được giữ kín trong thời gian dài cho đến khi sau này sự giao thương giữa Nhật Bản với các nước phương Tây ngày càng mở rộng.

Nhiêu thương nhân ở phương Tây bắt đầu khám phá ra cách giao dịch với biểu đồ nến nhật mà người đi đầu trong việc phổ biến rộng rãi nó là Steve Nison.

Ông đã viết một cuốn sách chuyên về nến Nhật có tên là Japanese Candlestick Charting Techniques. Bản thân Steve Nison cũng cho rằng ông không chắc rằng người Nhật có thực sự dùng công cụ nến Nhật đúng 100% như những gì ông đã trình bày nhưng ngày nay kiến thức về nến Nhật của Steve Nison được sử dụng phổ biến toàn cầu và trong bất kỳ một thị trường nào.

Bắt đầu từ những năm 90 thì biểu đồ nến nhật có thể thấy ở mọi nơi và gần như ai cũng sử dụng biểu đồ giá bằng mô hình nến Nhật chứ ít khi sử dụng biểu đồ đường hay biểu đồ thanh.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Để Lại Comments và Thảo Luận !!!x
()
x