Mục Lục Bài Viết :
Taper Là Gì ?
Chữ taper theo nghĩa tiếng Anh là thu hẹp lại, giảm dần. Khi nói về ‘tapering’ chính sách tiền tệ, chúng ta có thể hiểu đó là một sự thu hẹp, siết chặt lại chính sách tiền tệ bởi FED.
FED sẽ dùng ‘Taper’ khi nào?
Taper thường được dùng sau khi #FED đã sử dụng cách thức nới lỏng chính sách khác đó là bơm tiền, gọi là Quantitative Easing (QE) – nới lỏng định lượng – tức là FED bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách dùng tiền mua trái phiếu / chứng khoán của các ngân hàng thương mại nhằm đẩy lợi tức trái phiếu – bond yield – xuống thấp hơn, đồng thời cung cấp cho các ngân hàng thương mại một lượng tiền dồi dào hơn. #FED thường thực hiện QE sau khi đã hạ lãi suất xuống rất thấp đến độ không thể hạ được nữa.
Taper được sử dụng như là một hình thức thu hẹp việc QE lại. Ví dụ mỗi tháng FED bơm 100 tỷ USD cho chương trình QE và bây giờ chỉ còn 80 tỷ USD thì đó là FED đang taper.
Sau khi FED hạ lãi suất về xấp xỉ 0 và thực hiện bơm tiền mạnh mẽ, khả năng là lạm phát sẽ bắt đầu bật lên. Lạm phát khiến đồng tiền mất giá. Và FED sẽ phải ra tay để chặn nó. Trong thị trường hiện này đồn đoán FED sẽ taper – giảm/thu hẹp – chương trình bơm tiền của mình, đó là vì lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng.
Nhiều người cho rằng taper là giai đoạn đầu của một quá trình siết chặt chính sách hơn và cuối cùng là nâng lãi suất, vậy nên taper thường tác động tích cực đến đồng tiền. Cụ thể hơn, nếu FED thực hiện taper, về lý thuyết, #USD có thể sẽ tăng.
Taper Tantrum Là Gì ?
Taper là thuật ngữ ám chỉ hành động dần rút lại các kích thích tiền tệ, tantrum là một sự giận dữ/ cơn thịnh nộ, do vậy, chúng ta có thể tạm hiểu “taper tantrum” là sự phẫn nộ của thị trường khi FED rút lại các kích thích, và tất nhiên, điều này đi kèm với những phản ứng cực đoan từ thị trường, do đó, FED rất thận trọng trong vấn đề này.
Nhìn lại tác động của đợt “tapering” hồi năm 2013
Về cơ bản, hoạt động “tapering of bonds” chính là việc FED giảm tốc độ mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Nhóm nghiên cứu tại ING đã tổng hợp những mẩu thông tin hữu ích về việc họ kỳ vọng ra sao về việc các tài sản sẽ phản ứng trước hành động này.
Một phần quan trọng trong đó chính là việc nhìn lại tác động của hoạt động tapering hồi năm 2013, khi mà một cơn giận đã xảy ra sau khi FED bắt đầu thảo luận về việc giảm mua các khoản nợ của Bộ Tài chính Mỹ. Tác động đáng chú ý nhất chính là việc giá vàng đã mất đi gần 20% giá trị trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 9 trong năm đó, theo sau là các loại tiền tệ thị trường mới nổi (emerging market).
Về cơ bản, hoạt động “tapering of bonds” chính là việc FED giảm tốc độ mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Nhóm nghiên cứu tại ING đã tổng hợp những mẩu thông tin hữu ích về việc họ kỳ vọng ra sao về việc các tài sản sẽ phản ứng trước hành động này.
Một phần quan trọng trong đó chính là việc nhìn lại tác động của hoạt động tapering hồi năm 2013, khi mà một cơn giận đã xảy ra sau khi FED bắt đầu thảo luận về việc giảm mua các khoản nợ của Bộ Tài chính Mỹ. Tác động đáng chú ý nhất chính là việc giá vàng đã mất đi gần 20% giá trị trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 9 trong năm đó, theo sau là các loại tiền tệ thị trường mới nổi (emerging market).
Qui mô của “cơn giận”
Xét trên mặt lợi suất, vào năm 2013 mức độ của “cơn giận” trước việc rút dần các kích thích là 150 điểm cơ bản (bps), lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng từ 1.5% lên mức 3% trong 5 tháng. Điểm mấu chốt quyết định qui mô của “cơn giận” chính là cường độ và tốc độ của việc rút lại kích thích. Và việc lợi suất trái phiếu sẽ tăng cao hơn bao nhiêu và tăng nhanh như thế nào là vô cùng quan trọng.
Với ING, kịch bản chính của họ là lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ sẽ đạ mốc 1.75% vào cuối năm, tuy nhiên họ vẫn lưu ý về rủi ro nó có thể đạ được mức này vào giữa năm nay.
Tác động đến hàng hoá thế nào?
Nếu “taper tantrum” lặp lại một lần nữa, tác động có khả năng xảy ra nhất chính là các loại hàng hoá sẽ hứng chịu áp lực giảm giá, trong đó, vàng là “kẻ” thua thiệt rõ ràng nhất, nhưng các loại hàng hoá khác cũng được kỳ vọng sẽ giảm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây không phải là nhân tố dẫn dắt duy nhất, điển hình là với thị trường dầu mỏ, OPEC+ sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng.
Tác động đến thị trường tiền tệ thế nào ?
Trong năm 2013, nhóm “fragile five” bao gồm Brazil, Indonesia, Ấn Độ , Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Phi đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng – khoảng 18% – của các đồng nội tệ so với đồng USD. Còn trong thời điểm hiện tại, ING xem đồng ZAR (đồng rand Nam Phi) là đồng tiền dễ tổn thương nhất bởi nó đã tăng mạnh trong năm nay. Họ cũng cho rằng CNY (nhân dân tệ), TWQ (đồng dollar Đài Loan) và KRW (won Hàn Quốc) là những đồng tiền dễ bị tổn thương trong kịch bản có xảy ra taper tantrum.
(Nguồn sưu tầm & tổng hợp)
Mũ Rơm mình yêu thích công nghệ, ham học hỏi, khám phá cuộc sống, hòa đồng và yêu thiên nhiên.