Một Số Thông Tin Thị Trường Trong Thời Chiến Ngày 13-3-2022

Xung đột Nga-Ukraine Khiến Châu Âu Rơi Vào Stagflation

Stagflation là cơn ác mộng của các nhà hoạch định chính sách, vì khi phải đối mặt với tình trạng như vậy, nếu họ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng thì lại đồng nghĩa với “tiếp lửa” cho lạm phát, còn nếu họ ra sức chống lạm phát thì tăng trưởng chắc chắn sẽ tổn thất.

Châu Âu hiện nay thậm chí đang đối mặt với một rủi ro còn tồi tệ hơn cả “stagflation”. Đó là khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế và lạm phát ngoài tầm kiểm soát.

Nga cũng đã cảnh báo phương Tây về những hậu quả tồi tệ nếu ngừng mua dầu thô và khí đốt của Nga. “Chắc chắn là việc từ chối dầu Nga sẽ dẫn tới những hậu quả thảm khốc cho thị trường toàn cầu”. Ảnh hưởng nhanh và nặng nhất chính là khối Châu Âu.

Mỹ ngày 8/3 đã tuyên bố cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Tuy nhiên, EU chưa thể tham gia cùng với Mỹ trong một biện pháp trừng phạt như vậy nhằm vào Nga.

==> Điều này dẫn đến khả năng ngân hàng trung ương ECB sẽ không nâng lãi suất năm 2022, thậm chí ngay cả thắt chặt định lượng cũng không thực hiện, mà còn có thể sẽ phải quay lại nới lỏng định lượng hơn để cứu vãn nền kinh tế và tài chính.

==> EUR chiếm tỷ trọng lớn với USD, nếu EUR suy thoái sẽ giúp USD tăng giá.

Nga tuyên bố sẽ vượt được khủng hoảng

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 10/3 đưa ra một lập trường cứng rắn trước những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt mà phương Tây áp lên nước này nhằm đáp trả cuộc tấn công quân sự của nga nhằm vào Ukraine. Ông Lavrov nói Nga sẽ phục hồi từ cuộc khủng hoảng này trong trạng thái “tràn đầy sinh lực” và sẽ không bao giờ phải dựa vào các đối tác phương Tây nữa.

“Chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ, bằng bất kỳ cách nào, để độc lập khỏi phương Tây trong những lĩnh vực của đời sống có tầm quan trọng mang tính quyết định đối với nhân dân của chúng tôi”, ông Lavrov phát biểu.

==> Tuy ông Lavrov chưa nói rõ sẽ vượt qua khủng hoảng này thế nào, nhưng cho thấy tinh thần của Nga trong cuộc chiến này vẫn còn hăng máu. Nga không dễ dàng từ bỏ mọi thứ, mà họ sẽ sẵn sàng đương đầu chống lại thế giới.

Nga đã đe dọa sẽ không hỗ trợ trạm vũ trụ ISS nữa do lệnh trừng phạt của Phương Tây, và khả năng ISS sẽ mất kiểm soát khỏi quỹ đạo và rơi xuống đất. https://www.facebook.com/kgoldvn/posts/498198218707690

==> Từ chiến tranh trái đất, trở thành chiến tranh vũ trụ rồi.

Một số thông tin khác :

  • Tin tức rằng Nga đã bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học.
  • Putin không sẵn sàng kết thúc chiến tranh trong cuộc điện đàm với Macron và Scholz.
  • Nga cho biết sẽ đương đầu cứng rắn với Châu Âu về nguồn cung Năng Lượng.

Biden Cấm Năng Lượng Nga Chỉ Để Xúi Giục Các Nước Khác Chứ Mỹ Chẳng Ảnh Hưởng

Khi được hỏi liệu các nước đồng minh của Mỹ có tiến tới cấm nhập dầu thô và khí đốt của Nga như Mỹ đã làm, bà Janet Yellen (Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ) nhắc lại quan điểm rằng Washington nhận thấy “không phải tất cả mọi quốc gia đều có cùng lập trường” về trừng phạt ngành năng lượng Nga. “Mỹ phụ thuộc rất ít vào dầu Nga”, bà nói.

  • Trong năm ngoái, dầu Nga chỉ chiếm 3% tổng nhập khẩu dầu thô của Mỹ. năm nay, tốc độ nhập khẩu dầu Nga vào Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017, theo dữ liệu của Kpler.
  • Về khí đốt, lệnh cấm của Mỹ chỉ mang tính biểu tượng vì Mỹ đã trở thành một nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới và đã không nhập khí đốt Nga từ năm 2019.

==> Bởi vậy, việc trừng phạt năng lượng của Nga, Mỹ ít bị ảnh hưởng, mà chủ yếu là Châu Âu bị nặng nhất. Vậy lạm phát toàn cầu tăng cao, thì mỹ có tăng nhưng sẽ dễ điều chỉnh hơn.

==> Đây cũng là lý do lớn giúp đồng USD tăng giá, mà chưa cần đến FED tăng lãi suất. Và vì vậy khả năng vào ngày 15-16/3 cuộc họp FOMC kỳ này thì FED sẽ tăng lãi suất, thậm chí là có thể giảm nhẹ bảng cân đối kế toán hoặc số điểm tăng lãi suất có thể cao.

Trung Quốc Thì Thế Nào ???

Trung Quốc vẫn là bạn tốt của Nga, vì vậy Trung Quốc vẫn né tránh lệnh trừng phạt với Nga.

Nhưng TQ cũng không muốn gây hấn với Mỹ và toàn thế giới, nên những hành động giúp Nga không công khai và rõ ràng. Thậm chí một số ngân hàng lớn của TQ không còn tài trợ hoặc cắt giảm rất nhiều với Nga.

Tuy TQ muốn giúp Nga nhưng vấn đề là rào cản tiền tệ. Vì chính những giao dịch giữa Nga và Trung Quốc từ trước đến nay vẫn là dùng đồng USD và EUR. Trên thực tế, Trung Quốc có thể đối mặt nhiều rủi ro hơn lợi ích thu về nếu giúp Nga tránh đòn trừng phạt của phương Tây. Phần lớn nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào USD.

Trung Quốc có thể tiếp tục giao dịch hàng hóa với Nga. Quốc gia này thậm chí có thể đầu tư vào những công ty năng lượng Nga với giá rẻ. Trung Quốc cũng có thể tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương Nga rút một phần tiền mặt trong số trái phiếu trị giá 140 tỷ USD. Hay, Bắc Kinh có thể thành lập một ngân hàng ma nhằm luân chuyển dòng tiền của Nga đi khắp thế giới.

Tuy nhiên, không biện pháp nào trong số này đủ sức đối trọng với các lệnh trừng phạt của phương Tây. Dưới bàn tay của Mỹ, hàng loạt ngân hàng và dòng chảy năng lượng của Nga đang bị chặn lại.

“Trung Quốc sẽ không cứu được con thuyền kinh tế đang chìm của Nga. Dẫu vậy, Trung Quốc có thể giúp con thuyền này nổi lâu và chìm chậm hơn chút”.

 

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Để Lại Comments và Thảo Luận !!!x
()
x