Đây là những mô hình giá mà bất cứ Trader nào cũng phải nắm rõ, ngay cả với những trader chuyên nghiệp. Những mô hình giá này thường xuyên lặp đi lặp lại, nó sẽ giúp chúng ta nắm bắt ngay được diễn biến thị trường tại thời điểm đó.
Tất nhiên là bạn đừng mong nó hoàn toàn chính xác như vậy, nó chỉ là một cơ sở để góp phần giúp bạn đưa ra quyết định đặt lệnh của mình.
Mục Lục Bài Viết :
Mô hình vai đầu vai (Head And Shouder)
Mô hình này có 2 kiểu là Thuận và Ngược.
Vai Đầu Vai Thuận
Là giá đang xu hướng tăng sẽ đảo chiều thành xu hướng giảm.
Vai Đầu Vai Ngược
Là giá đang xu hướng giảm sẽ đảo chiều thành tăng.
Bạn hãy để ý trên 2 mô hình kia có cái đường gọi là Neck Line, đó là đường hỗ trợ hoặc kháng cự (đối với mô hình thuận nó là đường hỗ trợ, mô hình ngược nó là đường kháng cự).
Khi mô hình giá vai đầu vai được hình thành, thì khi giá chạm đường Neck Line này thêm lần nữa, thì khả năng rất cao là nó sẽ tiếp tục bức phá đường Neck Line này và tiếp tục hành trình giá của nó. Vậy thời điểm mà bạn đặt lệnh BUY/SELL chính là lúc nó chạm được Neck Line lần cuối.
Một số ví dụ tham khảo về mô hình vai đầu vai
Mô Hình Tam Giác (Triangle)
Mô hình tam giác có 3 loại là : Tam Giác Tăng, Tam Giác Giảm, Tam Giác Cân
Mô hình tam giác cân
Là mô hình mà đáy của nó ngày một tăng dần, và đỉnh của nó ngày một giảm dần. Thể hiện sự giằng co giữa bên BUY và bên SELL.
Bạn hãy chờ đợi khi giá của nó vượt ngưỡng (là vượt ra khỏi đỉnh tam giác) có thể lên hoặc xuống, thì lúc này bạn sẽ đặt lệnh theo hướng của đường giá đó.
Mô hình tam giác tăng
Là mô hình mà đáy của nó ngày một tăng dần lên, và đỉnh của nó hầu như là đi ngang. Thể hiện lực BUY mạnh hơn lực SELL. Thông thường lúc này giá sẽ tăng, phá ngưỡng mà tiếp tục đi lên.
Mô hình tam giác giảm
Là mô hình mà đỉnh của nó giảm dần và đáy của nó thì hầu như đi ngang. Thể hiện lực SELL mạnh hơn lực BUY. Thông thường giá sẽ giảm, phá ngưỡng mà đi xuống.
Một số ví dụ cụ thể cho Mô Hình Tâm Giác
Mô Hình Giá Chữ Nhật
Mô hình chữ nhật cũng có 2 loại là : Tăng Giá và Giảm Giá
Mô hình này xảy ra khi giá đi ngang (gọi là sideway), giá sẽ giao động giữa 2 đường kháng cự và hỗ trợ, cho đến khi nào có hiện tượng Breakout xảy ra (giá phá ngưỡng) thì lúc này bạn có thể đặt lệnh theo đường giá đó.
Mô Hình 2 Đỉnh – 2 Đáy
Mô hình này thể hiện một điều là đường giá không thể nào phá ngưỡng. Nó đã chạm ngưỡng lần 1 và bị hồi lại, nó lại tiếp tục cố gắng lần 2, nhưng cuối cùng cũng thất bại và đường giá bị đảo chiều xu thế.
Bạn muốn vào lệnh, thì vẫn phải chờ đợi khi xuất hiện điểm Breakout. Không cần vội vàng hấp tấp.
Ví dụ mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh
Mô Hình Giá 3 Đỉnh hoặc 3 Đáy
Mô hình này không khác gì mô hình 2 đỉnh (2 đáy).
Mô hình này chứng tỏ một điều là, bạn không nên vội vã vào lệnh. Nếu bạn gấp gáp vào lệnh từ lúc nó 2 đỉnh là bạn cầm chắc thất bại khi nó lại có 3 đỉnh.
Dù 2 đỉnh/đáy, 3 đỉnh/đáy, hoặc nhiều hơn nữa thì cứ mặt kệ nó, đợi chờ là hạnh phúc, phải xuất hiện điểm Breakout thì mới vào lệnh được. Đôi khi cẩn thận hơn là nên để nó xuất hiện giá nến vượt điểm breakout.
Mình là Admin của #Kgold. Chia sẽ về thị trường và góc nhìn của mình với cộng đồng. Mình thích phân tích dữ liệu và những tín hiệu thị trường liên quan, có kỹ năng về lập trình nên phát triển các công cụ chỉ báo để sử dụng trong quá trình giao dịch và đầu tư mang lại hiệu quả hơn.