Mục Lục Bài Viết :
Stoploss Là Gì ?
Stoploss là lệnh cắt lỗ được trader sử dụng hạn chế mức thua lỗ của một vị thế giao dịch.
Stoploss có thể được dùng :
- Bị động : đó là khi bạn xác định được vùng giá cắt lỗ, và bạn đặt lệnh chờ tại đó.
- Chủ động : là lúc bạn cảm thấy giá không còn phù hợp theo phân tích ban đầu và bạn chấp nhận cắt lỗ – hay gọi là đóng lệnh âm bằng tay (nghĩa là không có lệnh stoploss cụ thể nào chờ sẵn) . Thường phương pháp chủ động nó áp dụng trong đầu tư chứng khoán & tiền điện tử hơn là trong trading gold, forex, chỉ số, …
Stoploss Là Quan Trọng Và Bắt Buộc
Nếu bạn giao dịch hay đầu tư bạn phải luôn coi trọng Stoploss – Cắt lỗ.
Không chỉ trong giao dịch tài chính, mà trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy :
- Khi bạn kinh doanh bạn phải chấp nhận có thua lỗ, và bạn phải biết khi nào bạn thoát lỗ. Bạn thuê mặt bằng 20tr/tháng, kinh doanh không hiệu quả, bạn phải nhanh chóng tìm cách cắt lỗ bớt đi bằng cách thay đổi mặt bằng nhỏ hơn để duy trì doanh nghiệp của mình. Hoặc nếu bạn kinh doanh vốn 500tr, bạn xài hết rồi mà vẫn chưa có kết quả nào thì bạn phải ngay lập tức dừng lại, mà không nên đi mượn thêm vốn 500tr để duy trì doanh nghiệp. Bạn chắc chắn sẽ mất 1 tỷ và cuộc đời sau này của bạn phải trả nợ.
- Trong tình yêu nếu bạn mù quáng yêu 1 ai đó mà không có kết quả mà bạn vẫn tiếp tục nhiều năm, là bạn đang không có stoploss trong tình yêu. Bạn sẽ mất toàn bộ thời gian, tiền bạc và cảm xúc.
- Trong sức khỏe, nếu bạn không biết hạn mức tối đa (stoploss) cơ thể của mình, bạn sẽ trả giá bằng tuổi thọ.
- Thiết bị điện tử đã tới hạn (stoploss) cần được thay mới, nếu bạn tiết rẻ không chịu đổi, rủi ro cháy nổ mất hết tài sản là có khả năng.
Hướng Dẫn Giao Dịch Stoploss
Nội dung này anh em search trên internet, nó có khá nhiều rồi, trọng tâm chính trong bài viết chia sẽ này là NO STOPLOSS.
No Stoploss Là Gì ?
No Stoploss đơn giản là lệnh giao dịch không có lệnh chờ cắt lỗ.
Đa phần trader khi tìm hiểu về stoploss thì các hướng dẫn đều khuyên bạn là bắt buộc phải đặt lệnh stoploss (cắt lỗ) để giảm thiểu thua lỗ khi vào sai lệnh.
==> ĐIỀU NÀY LÀ HOÀN TOÀN ĐÚNG
Khi bạn thấy ai đó chia sẽ lệnh hay màn hình giao dịch của họ mà không thấy điểm dừng lỗ là bạn chê người đó không biết tí gì về giao dịch.
==> ĐIỀU NÀY KHÔNG CHÍNH XÁC.
Đó là vì bạn hoàn toàn nhầm lẫn trong khái niệm Stoploss. Cắt lỗ trong giao dịch không có nghĩa là bạn phải bắt buộc có lệnh cắt lỗ cụ thể nào đó.
Stoploss chỉ là một công cụ trong phương pháp quản lý vốn và rủi ro, mục đích cuối cùng của stoploss là giúp tài khoản giảm thiểu bị thua lỗ và có khả năng sinh lời.
Giao dịch NO STOPLOSS không phải là không có stoploss mà là stoploss bằng tài khoản.
Những trader giao dịch No Stoploss :
- Trader mới và hoàn toàn không biết gì về điểm dừng lỗ. Hoặc thậm chí là sợ đặt stoploss.
- Trader chia nhỏ vốn vào nhiều tài khoản, và mỗi tài khoản giao dịch vài lệnh và chờ có lời thì chốt, cháy thì thôi. Gọi là All in.
- Tài khoản vốn lớn, giao dịch lệnh nhỏ, ví dụ tài khoản $10k giao dịch lệnh GOLD với 0.01 lot. Thì gồng lỗ vô đối luôn, thì khi nào có lời thì đóng lệnh, hoặc khi tâm lý chịu lỗ không chịu nổi nữa thì đóng lệnh lỗ (stoploss bằng tay).
- Đơn giản hơn là “KHÔNG THÍCH ĐẶT STOPLOSS”
==> Những phương pháp trên không ổn định, mình sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới.
Giao Dịch No Stoploss Có Phù Hợp Cho Bạn
NÓ HOÀN TOÀN KHÔNG PHÙ HỢP CHO TRADER THIẾU KINH NGHIỆM.
Trader với giao dịch có lệnh stoploss dù bạn có bị thua lỗ thì tài khoản của bạn chỉ bị cháy từ từ cho đến khét lẹt thôi. Còn khi bạn giao dịch với lệnh không có stoploss bạn chắc chắn là sẽ bị khét lẹt trong thời gian ngắn, thậm chí tâm lý khi có lệnh âm của bạn sẽ tăng lên rất cao, nó khiến cho tâm lý giao dịch của bạn vào trạng thái nguy hiểm.
Yêu Cầu Khi Trade với No Stoploss Đòi Hỏi Cao
- Tâm lý của bạn phải thật tốt
- Bạn phải thật sự kiên nhẫn (chờ đợi là hạnh phúc).
- Phải biết quản lý vốn và rủi ro tài khoản và trên từng lệnh giao dịch.
- Kiến thức phân tích thị trường phải dày …
- Kinh nghiệm tôi luyện kỹ năng giao dịch phải tốt
Lợi ích khi trading không có Stoploss
- Tâm lý của bạn sẽ tốt hơn rất là nhiều, bạn không bị cảm giác là stoploss của lệnh nó bào mòn tài khoản giao dịch của mình.
- Bạn không sợ stoploss lệnh giao dịch bị cắn nữa, vì có đâu mà cắn.
- Giúp bạn hiểu và trải nghiệm quản lý vốn và rủi ro chân thật hơn nhiều.
- Bạn không còn chăm chăm lời lãi của 1 lệnh giao dịch, mà nó tăng góc nhìn của bạn lên tổng thể, giúp ta điều phối và đi lệnh tốt hơn.
Giao dịch NO STOPLOSS – Bạn sẽ là một vị tướng quân
Lưu ý mình không có đề cao giao dịch No Stoploss, vì nó cũng chỉ là một phương pháp, có người thích có người không. Thậm chí tỉ lệ cháy tài khoản nhanh và mạnh hơn nhiều.
Và mình nhắc lại : NÓ KHÔNG PHÙ HỢP CHO TRADER YẾU
Bởi vì nó đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm và kiến thức nên mới là bậc tướng quân được.
Mình chỉ đang mô phỏng lại góc nhìn thú vị hơn khi giao dịch NO STOPLOSS.
- Vì là một vị tướng quân, bạn không cần coi trọng thua lỗ của 1 vài đám lính (lệnh giao dịch), mà bạn nên coi trọng thắng lợi của toàn cuộc chiến (tài khoản giao dịch).
- Tiểu đoàn 1-2-3 có thể thua (lệnh giao dịch), nhưng tính trên tổng thể trung đoàn thì bạn đang thắng (tài khoản).
- Bạn sẽ học được cách điều phối quân từ nơi yếu thế sang nơi chiếm ưu thế (ví dụ từ Buy lỗ sang Sell lời, hoặc từ gold đang lỗ sang forex đang lời) để cuối cùng trên toàn trận chiến ta sẽ chiến thắng (tài khoản lời).
- Dù cuộc chiến thắng hay thua ra sao, là một vị tướng quân, bạn phải quyết đoán và chấp nhận sự thật cho toàn quân.
- Một tiểu đoàn đang yếu thế có thể bị toàn quân bị diệt (ví dụ lệnh BUY lỗ), thì bạn phải chấp nhận một là loại bỏ và tập trung vị thế khác, hai là đưa quân qua cứu viện (thêm lệnh cân bằng).
==> Đó là lý do vì sao nó đòi hỏi cao về tâm lý và kinh nghiệm
Hướng Dẫn Giao Dịch NO STOPLOSS
Đây là chia sẽ trên kinh nghiệm mình đang giao dịch, và mình vẫn có stoploss cho lệnh giao dịch trong những trường hợp cụ thể nào đó. Ví dụ như tin tức nóng ra thì mình phải có Stoploss ngay lập tức nếu muốn đi ngủ được yên tâm.
Những quy tắc bắt buộc :
- Tài khoản giao dịch nhỏ và lệnh nhỏ. Nếu trước đây tài khoản của bạn là $10k và lệnh giao dịch là 0.1 lot. Thì bây giờ bạn dùng tài khoản chỉ $1000 và lệnh là 0.01 lot.
- Tuyệt đối không nạp thêm money vào tài khoản, $1000 là Stoploss tài khoản của bạn. Nếu bạn nạp thêm, thì không khác nào là không có stoploss cả. Bạn phải chấp nhận thua lỗ khi bị cháy tài khoản. Chỉ khi tài khoản bị cháy hoàn toàn, bạn mới làm lại từ đầu.
- Nếu tài khoản có lời từ 20% trở lên, bạn nên rút lời ra ngay lập tức. Vì khi bạn thấy lời, với tâm lý chiến thắng bạn sẽ tăng số lệnh giao dịch lên hoặc tăng lot lên, và nó sẽ gây cháy tài khoản. Trong trading tâm lý phải luôn cân bằng.
Lời khuyên trong giao dịch
- Bạn có thể giao dịch ở H1 hoặc 15M nhưng phải giao dịch ở Kháng Cự và Hỗ Trợ ở chart H4 hoặc Daily. Bởi vì không có stoploss cho lệnh giao dịch, bạn giao dịch ở khung nhỏ sẽ rất nguy hiểm vì những biến động trong ngày, nguy hiểm nhất là khi tin tức nóng ra.
- Chỉ vào một lệnh Limit chờ khi có tín hiệu đảo chiều, và có thể nhồi lệnh Limit khi đã đảo chiều (nghĩa là chờ giá hồi về).
- Bởi vì không có stoploss cho lệnh, nên bạn giao dịch phải kiên nhẫn hơn, chờ đợi khớp lệnh. Bạn tham khảo bài viết giao dịch với pinbar.
- Bạn nên giao dịch đa tài sản như : gold, forex, chỉ số stock, Btc … vì nó giúp bạn cân bằng tài khoản hơn. Khi các lệnh ở GOLD đang thua lỗ, nếu bạn quá tập trung vào nó thì có thể dẫn đến cháy tài khoản, nên bạn sẽ phải giao dịch tài sản khác để tạo ra dòng lợi nhuận mà giữ vững được các lệnh lỗ của GOLD.
- Tận dụng tối đa dữ liệu và tool từ Khu Vực 51.
Thân Nến ở Chart Daily
Bạn cần phải đo đạc xem thân nến Daily của tài sản đang giao dịch trung bình đi được bao nhiêu pip trong 1 ngày.
Mục đích để bạn biết được giới hạn cho lệnh không có stoploss của mình. Vì khi đi đủ độ căng của giá, giá có thể hồi lại ngay lập tức.
Thậm chí nếu có tin tức thị trường khiến giá biến động, thì ta cũng có cái thước đo cho mức biến động đó.
Kháng Cự & Hỗ Trợ Trong Ngoài
Những giao dịch ở Kháng Cự Ngoài & Hỗ Trợ Ngoài là phải có Stoploss. Bởi vì khi vượt qua các vị thế này giá sẽ khó có thể quay lại, khoảng trống của nó rất lớn khiến việc gồng lỗ là không nên.
Còn khi giao dịch ở Kháng Cự Trong & Hỗ Trợ Trong bạn không cần có Stoploss. Ví dụ như biểu đồ giá bên trên, nếu nó phá kháng cự trong, nó sẽ gặp kháng cự ngoài ngay lập tức và giá có khả năng hồi về lại kháng cự trong và bạn có thể đóng lệnh hòa vốn hoặc nhiều khi nó giảm nhiều hơn nữa thì bạn sẽ có lợi nhuận.
Nếu bạn muốn Kháng Cự Ngoài và Hỗ Trợ Ngoài không có stoploss luôn, thì vẫn có thể được, đó là lý do vì sao mình nói bạn nên chọn chart H4 là vậy.
DCA – Trung Bình Giá Khi Gồng Lỗ
Nếu lỡ như thị trường biến động, và nó vẫn thường xảy ra, bạn phải xử lý lệnh bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có DCA.
Xem tiếp phương pháp kế nào.
Giam Lỗ – Khóa Lỗ Là Thế Nào
Nên Xử Lý Lệnh Bằng DCA hay Bằng Giam Lỗ
Rất khó để nói là bạn nên chọn phương pháp nào vì còn tùy vào trường hợp cụ thể.
Bạn đọc thấy đơn giản thôi, nhưng để quyết đoán để xử lý lệnh đó là hoàn toàn phức tạp, vì vậy việc trading No Stoploss đòi hỏi cao là vậy, nó không hề đơn giản.
Nếu như tài khoản giao dịch của bạn không còn đủ vốn để duy trì lệnh, nghĩa là dễ bị cháy ấy, bạn tuyệt đối không được nạp thêm MONEY vì bạn sẽ vi phạm quy tắc không có Stoploss cho tài khoản, mà là bạn dùng phương pháp GIAM LỖ.
Vì GIAM LỖ xử lý khó hơn nên bạn ưu tiên dùng DCA trước nếu tài khoản còn nhiều vốn.
Quản Lý Vốn Tài Khoản Thế Nào Để Không Bị Cháy
Tùy vào số vốn trong tài khoản của bạn mà bạn nên điều phối lệnh cho phù hợp. Giống như một vị tướng quân, bạn có trong tay 1000 quân, nó khác lúc bạn chỉ có 200 quân.
Ví dụ khi tài khoản của bạn có $1000 ban đầu, và đang có âm $800 chưa đóng lệnh (nghĩa là khoảng lỗ trên giấy tờ), vậy là bạn còn $200 tự do.
Bạn có 2 cách :
- Không giao dịch : để duy trì $200 đó, vì lỡ như các lệnh âm nặng hơn thì nó còn tiền để duy trì tài khoản không bị cháy khét. Nếu các lệnh lỗ đi đúng hướng lại, tài khoản của bạn sẽ ổn định lại.
- Giao dịch tiếp : để tăng số dư tài khoản lên, nếu các lệnh giao dịch thật tốt, nó có thể tăng tài khoản$1000 lên $1100 và như vậy bạn sẽ có $300 để gồng lỗ các lệnh còn lại.
Một ví dụ cụ thể gần đây khi mình bị âm các lệnh SELL GOLD, mình đã vào lệnh BUY OIL trong một tình huống về phân tích cơ bản là địa chính trị giữa Ukraine & Nga thì GOLD và OIL đều tăng.
=> Lúc này tài khoản được bảo toàn, thậm chí có lời từ OIL, và mình chấp nhận đóng toàn bộ lệnh. Coi như mọi thứ không có xảy ra giao dịch lỗ từ lệnh GOLD.
=> Đây cũng là lý do vì sao trong giao dịch No Stoploss bạn nên giao dịch đa tài sản.
Hãy sử dụng phương pháp GIAM LỖ đúng lúc khi bạn không muốn khoản lỗ trương phình ra. Dù rằng GIAM LỖ khó xử lý, nhưng còn hơn là cháy tài khoản, và mình nhắc lại không nạp thêm MONEY vào tài khoản để gồng lỗ. Tài khoản cháy thì bắt đầu lại.
Vào Lệnh Giao Dịch Như Đi Thuyền Đò Vậy
Vì không có Stoploss rồi, nên bạn không cần bận tâm vị trí Stoploss.
Bạn chỉ vào lệnh tại KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ. Xem lại hỗ trợ kháng cự trong ngoài bên trên.
Bạn nên vào lệnh an toàn theo Pinbar & Engulfing. Xem bài https://kgold.io/pinbar-engulfing.html
Bạn nên dùng lệnh nhỏ và gồm nhiều lệnh nhỏ để giao dịch (đi nhiều chuyến đò) :
- Dùng lệnh 0.01, gồm 3-5 lệnh như vậy cho một vị thế giao dịch.
- Đặt 1 lệnh tại vị trí kháng cự là SELL LIMIT, khi giá khớp và rút râu trong 1 cây nến, chốt luôn không đợi.
- Đặt lại 2 lệnh ngay tại đó lần nữa, nếu khớp thì chờ giảm chút và chốt nhanh 1 lệnh.
- Đặt lại 2 lệnh mới tại vị trí cũ, nếu khớp, thì lúc này ta có 3 lệnh, chốt nhanh 2 lệnh.
- Nếu giá đã giảm thấp hơn, ta vẫn vào SELL LIMIT nhưng ở vị thế thấp hơn lúc nãy. Vì giá đã giảm sâu hơn rồi.
- Khi giá giảm quá xa kháng cự rồi, thì không vào lệnh nữa. Bạn có thể chốt toàn bộ hoặc ôm lệnh.
==> Đây là kiểu giao dịch đợi đò, nó giúp cho tài khoản tích lũy lợi nhuận nhanh chóng. Nó giảm thiểu rủi ro một lệnh lớn nếu giá đi ngược hướng phân tích
==> Chỉ vào một lệnh Limit chờ khi có tín hiệu đảo chiều, và có thể nhồi lệnh Limit khi đã đảo chiều (nghĩa là chờ đò quay lại – giá hồi về).
Tận Dụng Dữ Liệu Khu Vực 51
Khu Vực 51 >>Ngoại trừ Orderbook là hỗ trợ vị trí vào lệnh ENTRY + STOPLOSS tối ưu.
Đa phần các dữ liệu và tool còn lại là hỗ trợ nhận định xu hướng giá sẽ tiếp diễn hay đảo chiều. Vì vậy nó khá phù hợp để giao dịch theo phương pháp NO STOPLOSS.
Thân !!!
Mình là Admin của #Kgold. Chia sẽ về thị trường và góc nhìn của mình với cộng đồng. Mình thích phân tích dữ liệu và những tín hiệu thị trường liên quan, có kỹ năng về lập trình nên phát triển các công cụ chỉ báo để sử dụng trong quá trình giao dịch và đầu tư mang lại hiệu quả hơn.