Hướng Dẫn Giao Dịch Hiệu Quả Với Forex Strength

Tại Sao Quan Tâm Đến Sức Mạnh Đồng Tiền

Khi chúng ta giao dịch 1 cặp tỷ giá, ví dụ như : EURUSD.

Nếu chỉ dùng mỗi phân tích kỹ thuật chúng ta bị hạn hẹp góc nhìn chỉ thấy mỗi EURUSD, không có cái nhìn tổng quát toàn bộ thị trường.

Thì làm sao chúng ta biết nếu EURUSD tăng thì là do cái gì ???

  • Do đồng EUR mạnh hơn đồng USD nên => EURUSD mới tăng
  • Hay do USD quá yếu mà khiến => EURUSD tăng
  • Nếu EUR và USD cùng mạnh hay cùng yếu => EURUSD sideway

Chúng ta cụ thể cần phải biết là do EUR hay USD mà EURUSD tăng, thì chúng ta mới xác định được lực tăng đó có mạnh hay không, nó còn tiếp tục tăng nữa hay sẽ dừng lại và đảo chiều.

Vậy làm sao để xác định được EUR hay USD đang mạnh hay đang yếu.

=> ĐÓ LÀ TA DÙNG FX-STRENGTH

Xem Fx-Strength Tại Đây

huong dan forex strength 2

Một đồng tiền được coi là MẠNH hay YẾU nó phải so sánh với các đồng tiền khác trong hệ thống rỗ tiền tệ quốc tế, và

  • MẠNH : có tối thiểu 5 cột màu xanh (đồng hiện tai mạnh hơn 5 đồng khác).
  • YẾU : có tối thiểu 5 cột màu đỏ(đồng hiện tại yếu hơn 5 đồng khác).
  • BÌNH THƯỜNG : chia đều 2 màu
  • Độ mạnh hay yếu tương quan với độ cao hay thấp của cột sức mạnh.

Cách Giao Dịch Với FX-Strength

 

Cách 1 – Giao dịch cặp FX quen thuộc và dùng FX-Strength để kiểm tra

Nhiều anh em trader chỉ quen giao dịch 1 hay 2 cặp tiền tệ thôi, ví dụ như EURUSD và AUDUSD thì vẫn nên dùng FX-Strength.

Ví dụ khi anh em phân tích kỹ thuật là sẽ vào lệnh AUDUSD tăng, thì anh em kiểm tra lại FX-Strength xem các điều kiện sau :

  • AUD mạnh, và USD yếu => tín hiệu quá tốt luôn
  • AUD mạnh, USD bình thường
  • AUD bình thường, và USD quá yếu.

=> Lúc này rất dễ vào lệnh, vì khả năng Stoploss sẽ thấp mà lợi nhuận sẽ tốt hơn nhiều, vì lực tăng mạnh nếu AUD mạnh và USD yếu.

 

Cách 2 – Dùng FX-Strength để tìm 1 cặp giao dịch

Mình sẽ lấy ví dụ thực tế ngay lúc đang viết bài hướng dẫn này luôn.

aud-strength

Ví dụ như AUD (daily) có thể thấy AUD đang có sức mạnh khá tốt, ngoại trừ NZD vì thằng này đang quá mạnh, và khỏe hơn AUD.

Vậy là ta đã có 1 đồng mạnh là AUD, tiếp theo là ta phải có 1 đồng tiền yếu.

jpy-fx-strength

JPY (daily) thỏa mãn điều kiện là 1 đồng tiền yếu khi có ít nhất 5 cột cùng màu đỏ.

=> Vì vậy ta ưu tiên xem xét cặp AUDJPY

chart-daily-audjpy

Kiểm tra qua Chart Daily ta có thể thấy AUDJPY đã tăng rồi, nhưng như FX-Strength là ta thấy cặp này vẫn còn có thể tăng mạnh nữa.

=> Nên ta tuyệt đối không giao dịch đảo chiều giảm dù rằng trên chart H4 hiện thời tỷ giá đang ở EMA200 rồi. Các chỉ báo dao động trên Chart H1 thì đang ở OVER BOUGHT.

=> Lúc này ta chỉ có thể đợi giá giảm điều chỉnh về, Stochastic về OVER SOLD thì mới BUY lên được.

 

Cách 3 – Kiểm tra đảo chiều hay tiếp tục xu hướng.

Các tín hiệu mà nhiều trader hay dùng (bản thân admin cũng dùng) là các chỉ báo dao động RSI, MACD, Stochratics, CCI …

  • Thường chỉ báo vào OVER SOLD là anh em hay thích BUY
  • Hay chỉ báo đang ở OVER BOUGHT thì anh em hay SELL.

Thì lúc này ta cần nhất chính là FX-Strength để kiểm tra lại. Ví dụ cặp tiền tệ USDJPY nếu chỉ báo dao động đang ở OVER SOLD thì ta cần kiểm tra :

  • Tính mạnh yếu của cặp USDJPY thông qua check FX-Strength của USD và JPY
  • Nếu tín hiệu OVER SOLD mà USDJPY quá yếu thì sẽ bị rơi vào tình trạng giá giảm tiếp, thậm chí là sẽ giảm mạnh hơn nữa.
  • Nhưng nếu USDJPY bình thường hoặc mạnh lên từ từ thì ta có thể giao dịch ĐẢO CHIỀU tăng.
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Để Lại Comments và Thảo Luận !!!x
()
x