Mô Hình Harmonic Là Gì ? Các Harmonic Pattern Quan Trọng Chuyên Gia Hay Dùng

Dù bạn là newbie hay là trader đã có kinh nghiệm thì sẽ thường xuyên thấy các mô hình giá trong khi giao dịch hoặc đọc những chia sẽ mà người viết có đề cập chủ yếu là các mô hình như : Vai Đầu Vai, 2 Đỉnh, 2 Đáy, Tam Giác Tích Lũy, ….

Xem bài : https://kgold.io/top-5-mau-mo-hinh-gia-dao-chieu.html

Đó là những mô hình cơ bản, dễ hiểu, dễ thấy, và dễ tiếp cận.

Ngoài những mô hình trên, còn có những mô hình mang tính phức tạp hơn và ít người sử dụng hơn chính là Harmonic Pattern.

Bản chất của Harmonic Pattern chính là biết cách dùng Fibonacci kết hợp và biến chiêu.

Đặc biệt là đối với Newbie là nhìn vào là tá hỏa ngay vì chẳng hiểu mô tê gì cả, các con số thật sự khó hiểu và cũng chẳng biết phải xác định mô hình Harmonic làm sao để dễ nhận ra.

Mô hình giá Harmonic là gì ?

Mô hình giá Harmonic được phát triển bởi một nhà phân tích kỹ thuật có tên là Harold M. Gartley (1899 – 1972) vào năm 1932, sau đó, ông đã đưa thành quả của mình vào cuốn sách “Profits in The Stock Markets – Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”, xuất bản lần đầu vào năm 1935, công bố rộng rãi ra công chúng và giới trader khắp thế giới.

Mô hình giá Harmonic nguyên thủy của Gartley là một mô hình 5 điểm, như bên dưới:

mo hinh harmonic

Mô hình nguyên thủy yêu cầu rất cơ bản và dễ hiểu như sau : 

  • Bullish Gartley : điểm C phải thấp hơn điểm A và điểm D phải cao hơn điểm X.
  • Bearish Gartley : điểm C phải cao hơn điểm A và điểm D phải thấp hơn điểm X.

Sau này nó mới được nhiều chuyên gia nâng cấp lên để trở thành một phương pháp giao dịch hoàn chỉnh còn được gọi là giao dịch theo Harmonic Pattern gồm các kiểu : con cua, con dơi, con bướm, …

Harmonic Pattern mà được các chuyên gia nâng cấp lên chủ yếu là đưa các tỉ lệ FIBO thần thánh vào các mô hình.

==> Và lúc này nó bắt đầu trở nên phức tạp và rối rắm đối với newbie.

Làm Sao Để Dễ Dàng Học Và Dùng Harmonic Pattern

Để xác định các mô hình Harmonic chủ yếu là dùng 2 công cụ Fibo sau :

  • Fibonacci Retracement
  • Fibonacci Extension (Expansion)

Vì vậy trước khi học về Harmonic Pattern bạn nên xem kỹ cách sử dụng 2 công cụ FIBO này, thì việc học Harmonic sẽ cực kỳ đơn giản hơn.

Bạn cũng không cần học quá chuyên sâu 2 công cụ FIBO bên trên đâu, bạn chỉ cần dùng để xác định FIBO 0.618 hoặc FIBO 1.618 trong mô hình là được rồi, vì đây là FIBO huyền diệu nhất.

Còn các điểm còn lại chỉ mang tính tương đối như cách dùng đơn giản của mô hình nguyên thủy đã đề cập bên trên thôi, như kiểu ướm chừng khoảng cách là được rồi. Hoặc bạn có thể gia cố thêm bằng cách xác định tốt điểm cuối cùng của mô hình là được.

Dùng công cụ của Tradingview để tập vẽ Harmonic.

tradingview harmonic

Làm Sao Để Giao Dịch Hiệu Quả Harmonic Pattern

Cũng giống như các phương pháp giao dịch khác, bạn đừng quá kỳ vọng vào nó, giá không thể di chuyển đúng chuẩn 100% như mô hình đã học đâu.

Ví dụ như trong mô hình nguyên thủy bên trên, để hoàn chỉnh mô hình Harmonic tăng giá thì giá phải ở điểm D là điểm cao hơn điểm X và thấp hơn điểm B.

Nhưng vấn đề là làm sao biết khi nào giá sẽ ngừng khi đến điểm D. Chúng ta hoàn toàn không thể biết được. 

Chúng ta chỉ có thể xác định như sau :

  • Khi giá đang ở vị trí cao hơn điểm X và thấp hơn điểm B
  • Lúc này nếu giá xuất hiện hành vi giá đảo chiều như : Pinbar tăng, Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng trưởng), Morning Star (Mẫu nến sao mai) …. xem thêm các mẫu nến đảo chiều : https://kgold.io/mo-hinh-nen-nhat.html
  • Thì lúc này ta chấp nhận đây là vị trí điểm D cuối cùng của mô hình và ta có thể vào lệnh.
  • Hoặc ta có thể kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật hay phương pháp xác định điểm đảo chiều khác để gia tăng thêm độ chính xác và giảm rủi ro lệnh.

Ưu, nhược điểm của mô hình giá Harmonic

Ưu điểm

  • Các mô hình giá Harmonic được chuẩn hóa hơn bằng các tỷ lệ Fibonacci, cho nên nó có thể loại bỏ được yếu tố cảm tính, tăng xác suất thành công hơn.
  • Áp dụng đa khung thời gian và đa dạng tài sản giao dịch.
  • Mô hình Harmonic có tỉ lệ xuất hiện cao, nên tạo nhiều cơ hội giao dịch.
  • Có thể sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy.

Nhược điểm

  • Phức tạp, do phải biết đo tỷ lệ Fibonacci
  • Dễ bị nhầm lẫn giữa các mô hình do sự tương đồng khá cao. Luyện tập thường xuyên để khắc phục.

Các Harmonic Pattern Quan Trọng Chuyên Gia Hay Dùng

Mô hình Gartley

Chính là mô hình Harmonic nguyên thủy như trên nhưng được bổ sung thêm các tỷ lệ Fibonacci, như hình dưới:

mo hinh gartley harmonic pattern

Mô hình Bullish Gartley chỉ được xác nhận khi :

  • Giá tăng từ X đến A sau đó lại điều chỉnh về B tại mức thoái lui 0.618 của xu hướng tăng XA
  • BC di chuyển ngược hướng với AB và dừng lại tại mức Fibonacci 0.382 đến 0.886 của xu hướng giảm AB.
  • CD cũng di chuyển ngược hướng so với BC và dừng lại ở D với mức mở rộng từ 1.27 đến 1.618 của xu hướng giảm AB. Đồng thời D cũng Fibonacci tại mức 0.786 của xu hướng tăng XA.

Sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi lên, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Buy.

Ngược lại, với mô hình Bearish Gartley, sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi xuống, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Sell.

Mô hình AB = CD

mo hinh abcd

Mô hình AB = CD được xem là kiểu mô hình Harmonic đơn giản nhất. Nguyên nhân vì nó đòi hỏi ít yêu cầu hơn so với đa số các mô hình Harmonic còn lại. Hơn nữa, sự hình thành AB=CD pattern cũng rất dễ nhận diện trên đồ thị giá.

Sau đây là một số đặc điểm của mô hình Bullish AB=CD:

  • Mô hình bắt đầu hình thành từ việc giá giảm từ điểm A đến điểm B.
  • Sau đó tạo thành một bước ngoặt khi giá có sự điều chỉnh lại và tăng đến điểm C tại mức thoái lui từ 0.618 – 0.786 của đoạn xu hướng AB
  • Tại điểm C, mô hình lại tạo thành bước ngoặt quan trọng, giá quay đầu di chuyển đến điểm D tại mức mở rộng 1.272 – 1.618 của xu hướng giảm AB, sao cho khoảng cách đoạn CD xấp xỉ bằng AB. Lúc này, các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ xảy ra sự đảo chiều tại D.

Về phân loại, mô hình AB=CD có 2 dạng chính là Bullish AB=CD (Mô hình AB=CD tăng) và Bearish AB=CD (Mô hình AB=CD giảm). Đặc điểm và cách xác định mô hình AB = CD giảm cũng tương tự như mô hình tăng ở trên.

Với mô hình AB=CD, cẩn trọng coi chừng bị dính bẩy của mô hình Three Drive. Xem tiếp

Mô hình Three Drive 

Có đặc điểm khá giống với mô hình AB=CD, nhưng thay vì 2 sóng chính và một sóng điều chỉnh thì mô hình Three Drive có đến 3 sóng chính và 2 sóng điều chỉnh. Cụ thể như sau:

mo hinh three drives

Mô hình này là sự tiếp diễn của mô hình AB = CD.

Nếu coi AB = CD là mô hình 3 sóng của Elliot.

Còn Three Drive là mô hình 5 sóng của Elliot.

Anh em xem thêm về Sóng Elliot : https://kgold.io/song-elliott-la-gi.html

Mô hình Con dơi (Bat pattern)

Mô hình Con dơi có hình dáng khá giống với mô hình Gartley nhưng các tỷ lệ Fibonacci sẽ khác nhau, đoạn AB điều chỉnh ít hơn nhưng đoạn CD lại điều chỉnh xa hơn so với mô hình Gartley.

mo hinh Bat Harmonic Pattern

Trong mô hình Bullish Bat :

  • Giá đi từ X lên điểm A sau đó giảm xuống B ở mức thoái lui là 0.382 – 0.5.
  • Tiếp theo, tại B giá lại điều chỉnh tăng lên điểm C tại điểm thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng AB.
  • Cuối cùng, tại C giá sẽ quay đầu giảm xuống D tại điểm mở rộng 1.618 đến 2.618 của đoạn xu hướng AB.

Mô hình Con bướm (Butterfly pattern)

Mô hình Con bướm cũng có hình dạng tương đối giống mô hình Gartley nhưng điểm D thấp hơn điểm X trong mô hình tăng giá (bullish) và cao hơn điểm X trong mô hình giảm giá (bearish).

mo hinh butterfly harmonic pattern

Trong mô hình Bullish Butterfly:

  • Bắt đầu bằng đoạn tăng giá XA
  • Sau đó điều chỉnh giảm về B tại mức thoái lui 0.786 của đoạn XA
  • Tiếp đến, thị trường quay trở về xu hướng chính bằng việc tăng lại đến điểm C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Sau cùng, giá điều chỉnh giảm về D tại mức mở rộng 1.618 đến 2.618 của đoạn AB.

Sau khi điểm D được hoàn thành, thị trường quay ngược trở lại xu hướng tăng, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Buy.

Ngược lại, đối với mô hình Bearish Butterfly, sau khi kết thúc mô hình, giá có xu hướng giảm, trader vào lệnh Sell.

Mô hình Con cua (Crab pattern)

Mô hình Con cua thì lại khá giống với mô hình Con bướm nhưng đoạn AB điều chỉnh ngắn hơn, còn đoạn CD điều chỉnh xa hơn.

mo hinh crab harmonic pattern

Trong mô hình Bearish Crab:

  • Giá bắt đầu giảm từ X đến A sau đó lại tăng về B tại mức thoái lui từ 0.382 – 0.618 của đoạn xu hướng giảm XA.
  • Tại B giá lại quay đầu giảm về C tại mức thoái lui từ 0.388 – 0.886 của đoạn xu hướng tăng AB.
  • Tiếp theo giá lại quay đầu tăng về điểm D tại mức mở rộng từ 2.618 – 3.618 của đoạn xu hướng tăng AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui 1.618 đoạn XA.

Một số ví dụ mô hình Harmonic

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Để Lại Comments và Thảo Luận !!!x
()
x